Hiếm muộn, vô sinh, tinh trùng, trứng, dieu tri vo sinh, hiem muon, dieu tri hiem muon

7 thời điểm không nên thụ thai
Sản phẩm

Thuốc Đái đường, Mỡ máu, Gut

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc kháng sinh

Thuốc hạ sốt - giảm đau

Thuốc kháng virus

Thuốc tuần hoàn não

Nhi khoa

Thuốc ho - Long đờm

Vitamin cho phụ nữ mang thai

Thuốc phụ khoa

Hỗ trợ hiếm muộn

Nước rửa, Gel bôi phụ khoa

Da Liễu

Nha khoa

Liên hệ với chúng tôi
    marketing@osakapharma.com
  
Connect with us on
 
Tư vấn trực tuyến
Bán hàng tại TPHCM
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
My status
Bán hàng tại TPHCM
My status
 
Video
Cơ chế tác dụng của Inositol đối với bệnh nhân PCOS

Home > Chế độ ăn uống >
 

7 thời điểm không nên thụ thai

 Khi đi du lịch

Du lịch là thời gian hai vợ chồng phải di chuyển nhiều, tiêu hao năng lượng, lại có sự thay đổi thói quen hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng cũng không đảm bảo, lại thường xuyên thiếu ngủ. Điều này không những ảnh hưởng tới chất lượng của tinh trùng và trứng mà còn có nhiều tác động tới tử cung, dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quá trình mang thai như lưu sản, sảy thai.

Ảnh minh họa: Internet

Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng

Vào mùa đông, trời lạnh, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các bệnh đường hô hấp, dễ bị cảm cúm làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí còn có nguy cơ đẻ con bị sứt môi, hở hàm ếch. Ngược lại, vào mùa hè thời tiết nóng bức, nhiệt độ và độ ẩm cao, phụ nữ mang thai ăn uống không tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng kém, cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi gặp stress

Tình cảm, xảm xúc có liên quan đến sức khỏe và chất lượng tinh trùng, đồng thời ảnh hưởng đến lượng hormone tiết ra từ cơ thể người mẹ. Điều này khiến bào thai trong trạng thái bất an, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bào thai, thậm chí còn bị sảy thai.

Trong thời gian sử dụng biện pháp tránh thai

Bất kể là bạn đang sử dụng thuốc tránh thai uống hay đặt thì việcthụ thai trong thời gian này đều gây ra những bất lợi cho tinh trùng và trứng. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn mang thai và sinh con thì tỉ lệ trẻ dị tật tăng cao, có nguy cơ đẻ non. Trẻ có nguy cơ khác biệt về cân nặng, đặc điểm sinh trưởng và phát triển với nững trẻ mang thai bình thường khác.

Sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai cũng không nên lập tức có thai. Thuốc tránh thai vẫn còn có tác dụng ức chế việc rụng trứng, và làm xáo trộn sự phát triển niêm mạc tử cung. Với những phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thai lâu dài, tốt nhất nên dừng thuốc trước khi mang thai sáu tháng, trong thời gian tạm thời không dùng thuốc tránh thai có thể sử dụng những phương pháp tránh thai an toàn khác. Như vậy mới có thể khiến nội mạc tử cung và chức năng rụng trứng hoàn toàn hồi phục sau sáu tháng không sử dụng thuốc.

Với phụ nữ từng tránh thai bằng biện pháp đặt vòng, nên tháo vòng trước 2-3 tháng sau đó mới nên thụ thai. Trong thời gian này người chồng nên chủ động các biện pháp tránh thai.

Ảnh minh họa: Getty Images


Sau sinh non hoặc thai lưu

Sau sinh non hoặc thai lưu, chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt tạm thời vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, tử cung bị tổn thương, đặc biệt với những phụ nữ đã từng phẫu thuật. Nếu có thai ngay thì rất dễ bị thai lưu và nó sẽ lặp lại có hệ thống. Do đó, sau sáu tháng mới nên mang thai trở lại.

Sau khi mới chụp X-quang

Thời gian ngắn trước khi thụ thai phụ nữ không nên chụp X-quang. Nếu như trước khi mang thai 4 tuần mà thực hiện chụp X-quang, sẽ phát sinh vấn đề.

Lượng chiếu xạ dùng trong y học tuy rất ít, nhưng nó ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, vì thế cho dù là nhỏ nhưng vẫn có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen. Vì thế, tránh chụp X-quang để không ảnh hưởng đến thế hệ sau. Phụ nữ chiếu X-quang đặc biệt là vùng bụng ít nhất phải sau 4 tuần thụ thai mới an toàn.

Đang mang bệnh

Khi cơ thể có bệnh, nếu có thai trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng thụ tinh. Uống thuốc trong thời kỳ đau ốm cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản tinh trùng và trứng. Nếu cả vợ và chồng đang mắc bệnh cấp tính, hãy đợi khi nào hồi phục sức khỏe và ngừng uống thuốc, được bác sĩ cho phép hãy nên có thai là tốt nhất.

Theo nguồn: http://www.ebe.vn



    Các Tin khác
  + Ăn nhiều chất xơ làm giảm khả năng thụ thai (19/11/2014)
  + Phụ nữ hiếm muộn ăn gì để tăng khả năng thụ thai? (19/11/2014)
  + Hiếm muộn không nên ăn nhiều đậu nành (19/11/2014)
  + Chế độ ăn cho người bệnh buồng trứng đa nang (19/11/2014)
  + 5 thực phẩm ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của phụ nữ (17/11/2014)
  + Chữa bệnh vô sinh, đừng quên Đông y! (13/11/2014)
  + Rau ngót - dược liệu vàng cho chị em phụ nữ (11/11/2014)
  + Uống trà xanh thế nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng? (11/11/2014)
  + NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ NÊN LÀM ĐỂ TRÁNH TÌNH TRẠNG VÔ SINH (10/11/2014)
  + HƯỚNG DẪN NHỮNG SIÊU THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SINH SẢN (07/11/2014)
  + 5 món hải sản ''tăng cường sinh lực'' phái mạnh (06/11/2014)
  + 3 phương pháp tự nhiên điều trị vô sinh (05/11/2014)
  + Bí kíp “cải tạo” chất lượng tinh binh (04/11/2014)
  + Bài thuốc ngâm chữa liệt dương (03/11/2014)
  + Cháo ngon cho quý ông “mềm yếu” (03/11/2014)
  + Giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng nhờ uống trà và nước cam (31/10/2014)
  + 10 lợi ích của dầu cá với sức khỏe sinh sản phụ nữ (30/10/2014)
  + Dầu cá giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến (29/10/2014)
  + Gỡ rối nỗi lo táo bón (29/10/2014)
  + Các món cháo hữu ích cho bệnh viêm tiền liệt tuyến (29/10/2014)
Đối tác
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
  12  
 Copyright © 2013 - 2024. All rights reserved. Đang Online: 7    Tổng: 2021007