Hiếm muộn, vô sinh, tinh trùng, trứng, dieu tri vo sinh, hiem muon, dieu tri hiem muon

Ðiều ít biết về sức khỏe sinh sản của đàn ông
Sản phẩm

Thuốc Đái đường, Mỡ máu, Gut

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc kháng sinh

Thuốc hạ sốt - giảm đau

Thuốc kháng virus

Thuốc tuần hoàn não

Nhi khoa

Thuốc ho - Long đờm

Vitamin cho phụ nữ mang thai

Thuốc phụ khoa

Hỗ trợ hiếm muộn

Nước rửa, Gel bôi phụ khoa

Da Liễu

Nha khoa

Liên hệ với chúng tôi
    marketing@osakapharma.com
  
Connect with us on
 
Tư vấn trực tuyến
Bán hàng tại TPHCM
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
My status
Bán hàng tại TPHCM
My status
 
Video
Cơ chế tác dụng của Inositol đối với bệnh nhân PCOS

Home > Tin tức - Sự kiện >
 

Ðiều ít biết về sức khỏe sinh sản của đàn ông

 Tiếp theo số 180

Tinh dịch không phải là một chất dịch đồng nhất mà gồm bốn thành phần, lần lượt được phóng ra khi xuất tinh. Đầu tiên, khi có kích thích tình dục vừa đủ, một lượng nhỏ dịch từ tuyến hành niệu đạo được tiết ra trước khi xuất tinh để bôi trơn niệu đạo, những người bị di tinh là do dịch của tuyến này tiết ra quá dồi dào. Kế đến, khi sự phóng tinh bắt đầu, một phần dịch giàu tinh trùng được phóng ra, chứa tinh trùng từ ống dẫn tinh và dịch tuyến tiền liệt. Lượng dịch này khoảng 0,5ml hoặc chiếm 25% thể tích tinh dịch. Chỉ chút xíu dịch này thôi là đủ tăng thêm nhân khẩu rồi. Vì vậy mà ngừa thai bằng giao hợp gián đoạn thường thất bại dù đã “rút” sớm. Thành phần thứ ba của tinh dịch cũng là thành phần chiếm tỉ lệ nhiều nhất là dịch từ túi tinh, khoảng 1,0 - 2,5ml, chiếm 75% lượng dịch lúc phóng tinh. Tinh trùng và dịch mào tinh chỉ chiếm dưới 10% lượng tinh dịch được phóng xuất.

Ngay sau khi xuất tinh, tinh dịch đông lại, vón cục, sền sệt để hạn chế sự di chuyển tự do của tinh trùng. Sự đông xảy ra bằng các yếu tố làm đông và các enzym riêng được sản xuất bởi các túi tinh. Bởi thế tinh dịch ngay sau xuất ra mà không đông, không vón cục, lỏng là có bệnh: bệnh ở túi tinh. Do không được trú ẩn trong những cục đông nên tinh trùng dễ bị tiêu diệt trong môi trường “lạ” của âm đạo. Sau 15-30 phút, tinh dịch đông bắt đầu hóa lỏng dưới tác động của enzym phân giải protein do tuyến tiền liệt tiết ra. Quá trình hóa lỏng cho phép phóng thích dần dần tinh trùng từ tinh dịch. Tinh trùng di chuyển tới cổ tử cung và bơi ngược lên buồng tử cung, đi tới vòi trứng để thụ tinh trứng.

Tinh dịch có nhiều đường fructose, loại đường của trái cây. Tuy vậy, ăn nhiều trái cây chẳng giúp bổ tinh dịch vì fructose không thể “chạy” thẳng từ bao tử đến tinh dịch, mà fructose ăn vào sẽ bị các enzym “bẻ gãy” thành chất glycoraldehyde, rồi chất này biến thành mỡ và đường glucose, chẳng còn chút xíu vết tích fructose nào nữa. Còn fructose trong tinh dịch thì được tạo thành từ đường glucose, do các tế bào trong túi tinh hấp thu lấy glucose trong máu, biến thành sorbitol, rồi thành fructose. Tinh dịch có nhiều fructose vì tinh trùng kén ăn, chỉ thích “chén” fructose chứ không thèm dùng glucose như tế bào não và nhiều tế bào khác trong cơ thể.

Kẽm (Zn) có nhiều trong tinh dịch nên nhiều người tin rằng muốn “khỏe” về sinh lý và tinh trùng, nhất là những người hiếm muộn thích mua mấy viên kẽm về uống. Không ít bác sĩ cũng kê toa viên kẽm cho bệnh nhân hiếm muộn. Khỏe đâu không thấy mà coi chừng có ngày bị ngộ độc kẽm. Ngộ độc kẽm cấp tính sẽ gây đau thắt dạ dày, ói mửa. Ngộ độc kẽm mạn tính do tiếp xúc lâu ngày hay do uống viên kẽm nhiều tháng sẽ gây thiếu máu, hư tuyến tụy, hư mỡ tốt HDL. Kẽm có nhiều trong thức ăn hàng ngày nhất là trong thịt, sữa và trong một số trái cây, củ hạt và trong các loại nước uống cũng có kẽm. Vì vậy chẳng cần lo tinh dịch thiếu kẽm. Trên thực tế không có bệnh tinh trùng yếu do thiếu kẽm.

TS.BS. Nguyễn Thành Như



    Các Tin khác
  + NOGENSOL (28/02/2018)
  + Quan niệm cực nguy hiểm về vô sinh (20/11/2014)
  + Nguy hại "chết người" vì rong kinh mà bạn không ngờ tới (19/11/2014)
  + 4 nguyên tắc bảo vệ khả năng sinh sản của chị em (17/11/2014)
  + Điểm danh thêm 4 hiểu lầm trầm trọng về khả năng sinh sản (14/11/2014)
  + Vô Sinh Do Nhiễm Mycoplasma (13/11/2014)
  + Tử cung nhỏ và những ảnh hưởng đến khả năng có con (12/11/2014)
  + Biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng (12/11/2014)
  + Biện pháp phòng ngừa viêm buồng trứng chị em nên tham khảo (12/11/2014)
  + Ðiều ít biết về sức khỏe sinh sản của đàn ông (12/11/2014)
  + Quan hệ tình dục sớm quá sẽ gây vô sinh (11/11/2014)
  + Đàn ông vô sinh dễ chết sớm (10/11/2014)
  + NỖI ĐAU CÂM NÍN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÔ SINH (10/11/2014)
  + Chuyện chỉ toàn đắng cay ở phòng thụ tinh nhân tạo (08/11/2014)
  + Vô sinh: Chuyện "tìm con" như trong… cổ tích (08/11/2014)
  + Dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt và những điều cần phải biết (08/11/2014)
  + Những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt chị em không nên lo lắng quá (08/11/2014)
  + Chữa vô sinh bằng thay đổi lối sống (06/11/2014)
  + 7 điều quý ông không nên làm (05/11/2014)
  + Một triệu cặp vợ chồng có nguy cơ vô sinh tại Việt Nam (05/11/2014)
Đối tác
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
  12  
 Copyright © 2013 - 2024. All rights reserved. Đang Online: 6    Tổng: 2355895