Người dễ mang thai như cô ấy lại đột nhiên bị vô sinh
Kết hôn, sinh con, là một lẽ đương nhiên trong con mắt của mọi người. Tuy nhiên, trời hay trêu với con người. Mai năm nay 30 tuổi, kết hôn được ba năm, vợ chồng hòa hợp, nhưng đến giờ vẫn chưa có thai. Cô nghĩ là do mình lớn tuổi, khó mang thai hơn nên đã đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các bác sĩ tìm hiểu biết được Mai đã từng phá thai ba lần. Cô nói rằng lúc bấy giờ cô rất dễ dàng mang thai, ngay cả khi uống thuốc tránh thai rồi nhưng cũng mang thai. Không biết tại sao bây giờ muốn có con, nhưng lại khó khăn đến thế.
Các bác sĩ đã tiến hành khám phụ khoa và kiểm tra âm đạo cho Mai, kiểm tra dịch tiết cổ tử cung, và cũng tiếp tục cho cô ấy kiểm tra tạo hình ống dẫn trứng và làm siêu âm B. Một tuần sau đó, Mai đã đem kết quả xét nghiệm đến: Kết quả khám dịch tiết âm đạo bình thường, kiểm tra dịch tiết cổ tử cung cho thấy Mycoplasma hiện dương tính, siêu âm B cho thấy hai bên thành ống dẫn trứng dày lên; tắc ống dẫn trứng bên trái, ống dẫn trứng bên phải bị nghẽn. Các bác sĩ cho Mai biết nguyên nhân bị vô sinh là do tắc nghẽn ống dẫn trứng. Cô thắc mắc:
“Mycoplasma là gì? Tại sao tôi lại bị nhiễm phải Mycoplasma?”
Chuyên gia cho biết: Nhiễm Mycoplasma kẻ thù của việc mang thai
Mycoplasma là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng đường niệu sinh dục phổ biến ở con người, có quan hệ mật thiế đối với nhiễm trùng sơ sinh, chứng vô sinh, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, màng tế bào vỡ sớm, sinh non v.v… Mức độ gây bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh niêm hấp thụ trên niêm mạc đường sinh dục. Giờ đây nhiễm trùng Mycoplasma thuộc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bởi vì con đường lây bệnh chính là thông qua quan hệ tình dục.
Sau khi nhiễm trùng Mycoplasma, bệnh tình kéo dài, có khoảng 80% các bệnh nhân nữ không có triệu chứng rõ ràng, việc chẩn đoán phải thông qua kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các yếu tố dễ gây ảnh hưởng bao gồm: quan hệ tình dục quá sớm, nhiều bạn tình, quan hệ đồng tính, phá thai nhiều lần, ý thức vệ sinh cơ thể kém v.v…
Mycoplasma xâm phạm cổ tử cung, biểu mô ống dẫn trứng, có thể gây viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, ống dẫn trứng bị tích nước, để lại sẹo, tắc ống dẫn trứng v.v… từ đó dẫn đến vô sinh và thai ngoài tử cung v.v…
Ngoài ra, các biều hiện của nhiễm trùng Mycoplasma ảnh hưởng đến mang thai như sau:
1. Sẩy thai nhiều lần.
2. Vỡ màng thai sớm.
3. Sinh non.
4. Nhiễm trùng hậu sản.
Mycoplasma có ba cách lây truyền giữa mẹ và con: Lây truyền dọc, nhiễm trùng đường sinh sản và nhiễm trùng hậu sản. Trong đó nhiễm trùng sơ sinh thông qua đường sinh sản là chủ yếu. Nhiễm trùng Mycoplasma có thể gây hạn chế sự phát triển của bào thai, dị tật thai nhi, trẻ sinh non có thể bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma.
Phương pháp kiểm tra chính xác nhất: Lấy dịch tiết cổ tử cung tiến hành nuôi cấyMycoplasma.
Nhiều bệnh nhân đều sợ nhiễm Mycoplasma. Trên thực tế, những năm gần đây, những học giả cho biết, Mycoplasma có thể cùng tồn tại với chủ thể nhưng không có hiện tượng bị nhiễm bệnh.
Chỉ trong một số điều kiện nhất định được coi như là tác nhân gây bệnh gây ra nhiễm trùng, là tác nhân gây bệnh có điều kiện, nhiễm trùng Mycoplasma thường đi kèm với yếu tố góp phần khác. Miễn là các bạn gái có thể tránh được những yếu tố gây bệnh, thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, thì nói chung không có gì phải lo lắng.
Theo nguồn: http://khamchuavosinh.com/
|