Hiếm muộn, vô sinh, tinh trùng, trứng, dieu tri vo sinh, hiem muon, dieu tri hiem muon

Hiếm muộn ở nữ giới do đâu?
Sản phẩm

Thuốc Đái đường, Mỡ máu, Gut

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc kháng sinh

Thuốc hạ sốt - giảm đau

Thuốc kháng virus

Thuốc tuần hoàn não

Nhi khoa

Thuốc ho - Long đờm

Vitamin cho phụ nữ mang thai

Thuốc phụ khoa

Hỗ trợ hiếm muộn

Nước rửa, Gel bôi phụ khoa

Da Liễu

Nha khoa

Liên hệ với chúng tôi
    marketing@osakapharma.com
  
Connect with us on
 
Tư vấn trực tuyến
Bán hàng tại TPHCM
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
Bán hàng tại Tp.Hà Nội
My status
Bán hàng tại TPHCM
My status
 
Video
Cơ chế tác dụng của Inositol đối với bệnh nhân PCOS

Home > Cẩm nang y dược > Nguyên nhân>
 

Hiếm muộn ở nữ giới do đâu?

 Những nguyên nhân trực tiếp của tình trạng hiếm muộn ở nữ giới:

Hiếm muộn do sự rụng trứng

- Do không có sự rụng trứng, hay rụng trứng bất thường và bị rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt: bị tắt kinh, chu kỳ không đều.

- Sự hoạt động bài tiết yếu hoặc biến chứng của hạch nội tiết nằm dưới não bộ, tiết ra các hormon có nhiệm vụ làm hoạt động các buồng trứng như: hormon lutêin (LH), hormon folliculin có kích thích (FSH) và prolactine. Sự bài tiết bất thường có thể do bị stress, thức ăn không có chất dinh dưỡng hoặc chán ăn và có một số rất ít là do dùng đến thuốc men, chụp X quang hay phẫu thuật não.

- Một số biến chứng còn nằm ở các buồng trứng. Nó có dạng như u nang các buồng trứng do sự rối loạn ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các chứng bệnh do sự hoạt động suy yếu ở các tuyến thượng thận hay tuyến giáp trạng cũng có thể là nguồn gốc của bệnh vô sinh.

- Sự di truyền của gen có thể dẫn đến sự biến chất ở các buồng trứng và giảm số nang, thậm chí không có buồng trứng.

Do ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng: Do lậu cầu, chlamydia... làm tổn thương niêm mạc vòi trứng, lớp biểu mô có lông tơ của vòi trứng bị phá hủy, nên trứng và tinh trùng khó hoặc không di chuyển được trong vòi trứng.

Hiếm muộn ở nữ giới do đâu? - 1

Hiếm muộn ở nữ giới do nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa)

Dính vòi trứng: Do phẫu thuật vòi trứng hay vùng hạ vị, lạc nội mạc tử cung gây nên.

Hiếm muộn do tử cung

Bệnh ở tử cung do các bệnh gây nên, hoặc tử cung bị biến dạng do phẫu thuật gây nên. Ngoài ra, u xơ, u bướu ở cổ tử cung, viêm nhiễm gây sưng ở màng tử cung và bệnh bít tử cung cũng là những nguyên nhân gây nên vô sinh. Các bệnh này sẽ ngăn cản sự đi lên của tinh trùng về phía các ống dẫn trứng, hay không cho phép cấy và phát triển phôi...

Ngoài ra, sự biến chất ở cổ tử cung có kèm theo một biến chứng phát sinh từ chất nhờn ở cổ tử cung (chất này do các tế bào ở cổ tử cung bài tiết) có thể được xem như là một chướng ngại vật ngăn cản sự đi lên của tinh trùng từ âm đạo đến tử cung. Các nguyên nhân này rất khác nhau: biến chứng phát sinh (do không có cổ tử cung, ống cổ tử cung bị thụt, hẹp hay bị bít kín); viêm, sưng cổ tử cung (viêm màng bên trong cổ tử cung); dị tật do phẫu thuật (nạo thịt thối ở vết thương, tạo hình nón ở cổ tử cung…); cổ tử cung tạo ra chất nhờn có nhiều axit, hay chứa nhiều kháng thể chống lại tinh trùng.

Hiếm muộn có nguồn gốc ở vùng âm đạo

Một số biến chứng do: viêm âm đạo, co cơ phản xạ ở vùng đáy chậu có liên kết với chứng nhạy cảm ở vùng âm hộ và âm đạo, làm cản trở quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiếm muộn

Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng hiếm muộn chính là những yếu tố bất lợi từ điều kiện sinh hoạt, sức khỏe, bệnh tật... gây ra những vấn đề bất thường trong sức khỏe sinh sản của nữ giới và gián tiếp dẫn đến tình trạng hiếm muộn.

- Tuổi càng cao, tỷ lệ có thai tự nhiên càng giảm. Phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ có thai tự nhiên trung bình cao gấp đôi phụ nữ trên 35 tuổi. Ở phụ nữ trên 35 tuổi, tỷ lệ sai lạc nhiễm sắc thể cao hơn nhiều so với phụ nữ trẻ nên tỷ lệ thụ thai hiệu quả thấp.

- Tình trạng nạo phá thai có xu hướng tăng qua các năm, nhất là ở giới trẻ, điều này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ hiếm muộn (những trường hợp phá thai không an toàn dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn, làm tăng tỷ lệ hiếm muộn).

- Ngoài ra có một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản ở cả vợ và chồng, gây nên tình trạng hiếm muộn là:

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia; tình trạng suy dinh dưỡng cũng làm giảm tỷ lệ có thai tự nhiên.

Tần suất giao hợp: Nếu thường xuyên giao hợp hàng ngày thì số lượng tinh trùng và thể tích tinh dịch đều giảm, khiến khả năng thụ thai sẽ kém đi. Theo một số nghiên cứu thì giao hợp hơn 3 lần/tuần cho tỷ lệ có thai cao nhất.

Làm gì để phòng tránh hiếm muộn?

- Thời điểm kết hôn và sinh con tốt nhất ở phụ nữ là từ 23 đến 35 tuổi, vì đây là thời điểm tốt để thụ thai.

- Bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai như: bao cao su, đặt vòng ..., tránh phải nạo, phá thai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

- Trước khi kết hôn, hai vợ chồng nên kiểm tra sức khoẻ sinh sản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống vợ chồng và việc sinh con sau này.

- Nên tìm hiểu các tài liệu, thông tin khoa học về thời điểm mang thai và sinh con tốt nhất.

- Quan hệ tình dục lành mạnh là cách phòng tránh hiếm muộn tốt nhất.

- Đối với phụ nữ nghiện các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, café… thì nên từ bỏ, tạo điều kiện cho việc thụ thai thuận lợi.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục, tránh nhiễm khuẩn.

- Đối với những phụ nữ quá béo, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai nên có chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp để giảm trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ hiếm muộn.

- Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, vui vẻ, không khí gia đình hoà thuận, đầm ấm là điều kiện tốt cho việc thụ thai và chuẩn bị cho bé chào đời.

Cần làm gì khi có nghi ngờ hiếm muộn?

Khi nghi ngờ mình bị hiếm muộn, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.

- Nếu vợ hoặc chồng có bệnh lý, gây hiếm muộn như: không có kinh, kinh nguyệt không đều, viêm phụ khoa...

- Người vợ trên 35 tuổi. Ở đây có 2 lý do khiến bạn nên đi khám sớm: thứ nhất là khả năng sinh sản sẽ giảm theo tuổi; thứ hai, quĩ thời gian để điều trị không còn nhiều.

Một số cách điều trị hiếm muộn

Đối với hiếm muộn nguyên nhân do buồng trứng

- Nếu không có sự rụng trứng do bị stress như: buồn phiền, chán nản... thì cần trị liệu tâm lí trước khi can thiệp bằng y học.

- Điều trị bằng các loại thuốc như: gonadotrophin hay gonadoli berin để kích thích buồng trứng hoạt động hay sự bài tiết hormon LH và FSH qua hạch nội tiết nằm dưới não.

- Điều trị bằng men để chữa các chứng u nang ở buồng trứng.

- Điều trị bằng thuốc để ngăn sự bài tiết hormon prolactin trong trường hợp có u bướu, làm tăng sự bài tiết của nó (chứng prolactinome) hay u bướu cần được phẫu thuật để cắt bỏ.

- Một số trường hợp, bệnh vô sinh có nguồn gốc ở buồng trứng không có nang rất khó chữa trị.

Đối với hiếm muộn do ống dẫn trứng

- Có thể phải dùng phẫu thuật bằng ống soi để điều trị.

- Bệnh viêm nhiễm tử cung được điều trị bằng thuốc kháng sinh, giải phẫu bằng cách chiếu X quang dạ con (nhờ vào một ống soi có hệ thống cho qua cổ tử cung) cho phép điều trị sự khép kín ở xoang bên trong tử cung (bệnh bít tử cung), một số dị tật và việc giải phẫu cắt bỏ một số u xơ và u bướu. Nhiều biến chứng khác có nguồn gốc của bệnh vô sinh khó trị như không có tử cung.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo trong tử cung cũng có thể được áp dụng để chỉ định cho việc chữa hiếm muộn.

 


    Các Tin khác
  + Nhiệt độ cơ thể thấp - dấu hiệu chứng tỏ bạn vô sinh (20/11/2014)
  + Thêm một nguyên nhân vô sinh xuất phát từ chất lượng trứng (18/11/2014)
  + Lãnh hậu quả vô sinh vì thiếu hiểu biết về huyết trắng (18/11/2014)
  + Dùng băng vệ sinh không đúng cách dễ dẫn đến vô sinh (18/11/2014)
  + 5 hiểu lầm về thụ thai, có con mà bạn có thể mắc phải (17/11/2014)
  + Rối loạn kinh nguyệt có thể gây vô sinh ở nữ giới (17/11/2014)
  + 10 yếu tố gây suy giảm khả năng làm cha (12/11/2014)
  + 5 loại bệnh làm suy giảm “phong độ đàn ông” (12/11/2014)
  + Ăn kiêng làm giảm khả năng sinh con (12/11/2014)
  + Di chuyển nhiều cũng là nguyên nhân gây hiếm muộn (11/11/2014)
  + 10 nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ (10/11/2014)
  + Béo phì và bệnh hiếm muộn (10/11/2014)
  + NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI KHÓ THỤ THAI (10/11/2014)
  + 8 nguyên nhân khiến đàn ông hiếm muộn (07/11/2014)
  + 9 lỗi làm hỏng khả năng sinh sản của nam giới (07/11/2014)
  + Cảnh báo nguy cơ hiếm muộn vì những vật dụng quen thuộc (06/11/2014)
  + Không có tinh trùng: nguyên nhân khiến nhiều nam giới không được làm bố (06/11/2014)
  + Nguy cơ vô sinh khi mặc quần bó (05/11/2014)
  + Môi trường sống làm yếu tinh trùng gây vô sinh (30/10/2014)
  + Nguyên nhân và cách phòng suy buồng trứng sớm ở phụ nữ (30/10/2014)
Đối tác
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
Doi tac
  12  
 Copyright © 2013 - 2024. All rights reserved. Đang Online: 6    Tổng: 2357274